(CHG) Hệ thống cửa hàng quà tặng và phụ kiện HIPPO, hiện đang sở hữu trên 10 cửa hàng kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, bày bán công khai các sản phẩm đồ chơi, quà tặng và phụ kiện… dành cho giới trẻ, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt theo quy định của pháp luật.
Xem chi tiết(CHG) Hàng hóa không có nhãn phụ tiếng Việt được công khai bày bán tại siêu thị đồ nhập khẩu Lê’s UK, trong đó có cả sản phẩm là thuốc tân dược, có tính chất đặc trị, điều trị... Điều đó khó tránh khỏi hoài nghi của người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ của nhiều hàng hóa đang hiện hữu tại đây.
Xem chi tiết(CHG) Cửa hàng kinh doanh các sản phẩm liên quan đến mẹ bầu và em bé mang thương hiệu Hello Con từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, thời gian qua, khách hàng liên tục “tố” thương hiệu trên đang kinh doanh nhiều hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt, có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng nhập lậu.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 26/09/2023, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại có đưa thông tin về việc siêu thị hàng nhập khẩu Mini mart – Gambetta General Store có dấu hiệu kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ. Những tưởng sau khi tiếp nhận thông tin từ phía Tạp chí, đơn vị kinh doanh trên sẽ vì quyền lợi của người tiêu dùng mà thay đổi, kinh doanh đúng theo các quy định của pháp luật, thế nhưng đơn vị trên vẫn ngang nhiên kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu vi phạm. Phải chăng đơn vị này đang coi thường pháp luật?
Xem chi tiếtLTS: Sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu... không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tiêu dùng của người dân, mà còn tạo lên những tác động tiêu cực vô cùng lớn tới kinh tế, xã hội của các địa phương. Vấn nạn trên sẽ làm niềm tin của người tiêu dùng bị suy giảm, ảnh hưởng tới tính minh bạch của thị trường và sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Bởi vậy, cuộc đấu tranh đối với vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là việc không chỉ của riêng một tổ chức hay cá nhân mà phải là việc của toàn xã hội mà trước hết là cần hoàn thiện các quy định của pháp luật, phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan thực thi pháp luật, nâng cao ý thức của tổ chức và cá nhân. Có làm được như vậy thì mới từng bước đẩy lùi được vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập lậu đang tràn lan hiện nay. Ý thức về vấn đề trên, thời gian qua một số người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả: nhiều đơn vị đang sản xuất, kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật. Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại đã cử phóng viên đi khảo sát nhiều điểm kinh doanh tại địa bàn thành phố Đà Nẵng. Nhằm truyền tải thông tin khách quan, đa chiều, Tạp chí CHG gửi tới người tiêu dùng, cũng như độc giả thành phố Đà Nẵng một số nội dung sau khi kết thúc khảo sát của phóng viên.
Xem chi tiết(CHG) Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 85/2021/NĐ-CP), các thông tin phải được cung cấp trên website thương mại điện tử bán hàng bao gồm: Thông tin về người sở hữu website; về hàng hóa, dịch vụ; về giá cả; về điều kiện giao dịch chung; về vận chuyển và giao nhận; về các phương thức thanh toán. Tuy nhiên, thương hiệu Monnie Kids đang có dấu hiệu vi phạm hành chính theo nghị đình này.
Xem chi tiết(CHG) Hiện nay, hàng hoá nước ngoài khi được nhập khẩu và sử dụng tại Việt Nam thì trên sản phẩm sẽ phải có ít nhất 2 loại nhãn, bao gồm nhãn gốc mang tiếng nước sản xuất và nhãn phụ tiếng Việt được dịch đầy đủ thông tin từ nhãn gốc. Vừa qua, cửa hàng QT mart, một đơn vị kinh doanh hàng nhập khẩu bị khách hàng phản ảnh đang bày bán nhiều sản phẩm không nhãn phụ tiếng Việt, có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Xem chi tiết(CHG) Không chỉ người tiêu dùng trên địa bàn TP Hà Nội phản ảnh về việc một số cửa hàng mang thương hiệu Monnie Kids bày bán nhiều hàng hóa không nhãn phụ Tiếng Việt, có dấu hiệu kinh doanh thuốc tân dược sai quy định của pháp luật, thời gian qua Tổng đài Chống hàng giả đã nhận được những thông tin tương tự từ người tiêu dùng TP Hồ Chí Minh.
Xem chi tiết(CHG) Monnie Kids quảng cáo là “Chuỗi cửa hàng đồ sơ sinh cao cấp”, tuy nhiên, tại đây lại đang diễn ra hoạt động kinh doanh thuốc tân dược một cách công khai. Liệu hoạt động kinh doanh của đơn vị trên có được cơ quan chức năng cho phép? Liệu hoạt động kinh doanh này có gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng?
Xem chi tiết(CHG) Thực phẩm chức năng; Vitamin các loại; men tiêu hóa; bỉm; sữa; bánh… thậm chí sản phẩm là thuốc, chủ yếu là sản phẩm dành cho nhóm tiêu dùng mẹ và em bé, có chữ nước ngoài trên nhãn gốc của sản phẩm, nhưng không nhãn phụ tiếng Việt được bày bán công khai tại chuỗi cửa hàng mang thương hiệu Monnie Kids. Vấn đề trên, khiến người tiêu dùng khó tránh khỏi hoài nghi về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Xem chi tiết